Bấm Lỗ Tai – Những thông tin bạn cần biết
I. Bấm lỗ tai, xỏ khuyên tai là gì ?
Khuyên tai hiện nay là một loại trang sức làm đẹp cho cả nam lẫn nữ. Với thiết kế cầu kì hiện đại và chỉ gói gọn trong chiếc khuyên vài cm, vừa tiện lợi vừa đẹp đẽ khiến khuyên tai ngày càng đến gần hơn với mọi người ở Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.
Bấm lỗ tai hay xỏ khuyên tai là một hình thức xỏ món trang sức ấy vào các vị trí trên lỗ tai như vành tai, trái tai hay sụn tai. Và trái tai thường được xem là sự mở đầu của xỏ khuyên tai, khi hầu hết mọi người xỏ khuyên đều bắt đầu từ vị trí này. Hình thức này được thực hiện bằng cách dùng súng bấm để gắn một chiếc khuyên nhỏ có đầu nhọn xuyên qua vị trí cần bấm. Sau khi đã bấm xong, người được bấm sẽ phải đeo đạn (hay tăm xỉa răng nhỏ ) để giữ cho lỗ không bị bít lại trong khoảng thời gian nhất định cho đến khi lỗ bấm lành hẳn.
Và hiện nay, hình thức bấm lỗ tai thường được sử dụng nhiều hơn so với xỏ khuyên tai vì những thiết kế tiện lợi cũng như nhanh chóng khiến người đeo hầu như không có cảm giác đau đơn khi bấm lỗ tai.

Bấm lỗ tai – hình thức được ưu tiên nhất hiện nay
Ưu điểm:
Bấm lỗ tai cũng có những ưu nhược điểm riêng, trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ưu điểm của việc sử dụng súng bấm lỗ tai:
- Không tốn nhiều thời gian
- Giá thành phải chăng (chỉ vài chục ngàn cho một lần bấm)
- Có nhiều địa điểm bấm lỗ tai (hầu hết các tiệm vàng bạc trang sức đều chuẩn bị cho mình một chiếc súng bấm lỗ tai)
Nhược điểm:
Bấm lỗ tai đôi khi vẫn có vài nhược điểm như:
- Đôi khi không cẩn thận sẽ dễ sai lệch vị trí bấm, khó quan sát do đầu súng hơi to so với trái tai hay vị trí cần bấm
- Khi dùng súng bấm lỗ tai, ta cần sử dụng một vệt mực để đánh dấu vị trí cần bấm. Do đó, nếu thành phần da của người được bẩm là da yếu, dễ tổn thương thì rất dễ nhiễm trùng nhẹ do vết mực đi cùng với khuyên tai vào ngay vị trí cần bấm => Dễ sưng, đau nhức nhẹ vài ngày
- Lỗ trên súng bấm lỗ tai phù hợp cho những loại khuyên tai nhỏ và vừa vừa, do đó có thể chúng ta sẽ không được đeo đa dạng các lại khuyên tai. Nếu muốn đeo đa dạng hơn, bản thân người được bấm cần chịu khó xoe đều vị trí bấm hàng ngày để lỗ bấm giãn ra hơn.
II. Bấm lỗ tai có đau hay không ?
Nếu nói bấm lỗ tai không đau thì cũng hoàn toàn không đúng. Việc một vật gì đó xuyên qua da chúng ta thì tất nhiên chúng ta sẽ cảm thấy đau.
Tuy nhiên, nếu nói bấm lỗ tai không đau như việc xỏ khuyên truyền thống thì điều đó là hoàn toàn đúng. Với tốc độ nhanh của đầu đạn trên chiếc súng bấm lỗ tai, ta sẽ cảm nhận được một cái nhói tức thì trôi qua rất nhanh, không quá đau như việc cầm chiếc khuyên và tự đâm qua tai của chúng ta như người xưa thường làm.
Tuy nhiên thì mức độ đau thực sự của việc bấm lỗ tai mang lại sẽ tùy thuộc vào việc cảm nhận của từng người. Nhiều người có xu hướng sợ đau hay kim tiêm sẽ có cảm giác việc bấm lỗ tai thực sự rất đau và gây ra rất nhiều khó chịu. Với những người bình thường, việc bấm lỗ tai sẽ không gây ra quá nhiều đau đớn và cũng hoàn toàn có ích đối với con người.
Không chỉ tùy người mà mức độ đau đớn bấm lỗ tai mang lại còn sẽ tùy thuộc vào vị trí bấm. Vị trí ít gây đau đớn và vết bấm sẽ nhanh chóng lành nhất. Đó chính là phần trái tai hay còn được gọi là thùy tai.
Còn những vị trí chẳng hạn như vành tai hay sụn tai thì sẽ đau hơn rất nhiều. Bởi do ở đây có chứa sụn nên có khả năng vết bấm sưng tấy và dễ nhiễm trùng cao hơn so với phần trái tai.

Vị trí ít gây đau nhất trên tai – trái tai hay thùy tai
III. Vết thương của bấm lỗ tai sẽ lành sau bao lâu ?
Thời gian lành của việc bấm lỗ tai cũng tương tự như việc chịu đau của một số người, đó là tùy thuộc vào cơ địa và vị trí bấm. Vết bầm ở trái tai sẽ mất của chúng ta khoảng 1 tháng hơn đến 2 tháng. Còn đối với những vị trí khó bấm như sụn tai, thì việc dưỡng thương lâu hơn và đau hơn là việc không thể tránh khỏi.
Đôi khi thời gian để lành vết thương có thể kéo rất dài từ 3 đến 9 tháng cho những vết bấm ở vành tai sụn dày. Thời gian vết bấm nhanh lành hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều sự chăm sóc, vệ sinh sau khi bấm của mỗi người.
IV. Sẽ tháo được khuyên sau bao lâu ?
Thời gian có thể tháo khuyên tai phụ thuộc vào da và thể trạng của từng cá nhân. Nhìn chung thì thời gian cụ thể sẽ là từ 3-6 tuần.
Chúng ta nếu khó chịu với việc đeo khuyên lâu như thế có thể dùng đầu tăm xỉa răng được sát khuẩn để thay thế, khiến cho việc đeo chúng trở nên dễ dàng và nhẹ hơn bao giờ hết.
Với những lỗ bấm nằm ở trái tai, nơi đây hoàn toàn là phần da thịt, nó sẽ không chứa sụn nên vết bấm sẽ nhanh chóng lành hơn. Và trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần thì ga có thể tháo khuyên tai. Tuy nhiên với những vết bấm ở vành tai, sụn tai thì thời gian bình phục có thể kéo dài lên đến 6 tuần.
Chúng ta cũng không nên quá nôn nóng về việc tháo khuyên tai, bởi nếu chúng ta không làm theo sự chỉ dẫn thì lỗ vừa bấm sẽ nhanh chóng bít mất và ta lại phải bấm thêm một lần nữa.
V. Cách chăm sóc tai khi vừa bấm
Khi mới bấm lỗ tai chính là lúc tai rất nhạy cảm. Tùy vào loại da, thể trạng của từng người mà lỗ bấm có thể sẽ bị sưng, đau nhức. Và nếu chăm sóc không cẩn thận thì có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Từ đó làm cho lỗ bấm sẽ lâu lành và gây ra nhiều khó chịu.
- Hãy thường xuyên làm sạch lỗ bấm bằng cồn hoặc xà phòng. Việc vệ sinh chúng sẽ khiến cho da ta sạch sẽ và mau chóng lành hơn, đẩy nhanh quá trị sát khuẩn hơn
- Nên dùng nước muối, cồn hay oxy già để rửa tai hàng ngày. Mỗi ngày 2, 3 lần trong suốt 1 đến 2 tuần đầu tiên khi mới bấm lỗ. Cụ thể là ta dùng bông để tẩm dung dịch vệ sinh và thoa nhẹ lên trên mặt trước và mặt sau nơi bấm lỗ tai. Sau đó nhẹ nhàng xoay khuyên tai theo phía chiều kim đồng hồ để các chất dịch bị đông cứng sẽ bong ra.
- Khi đã thấy lỗ bấm dần không còn đau nữa cũng như sớm lành, ta có thể ngừng việc sử dụng các loại cồn hay muối để vệ sinh.
VI. Những lưu ý nhỏ cho người vừa bấm lỗ tai
Mình xin chia sẻ một số lưu ý nhỏ cho chị/em vừa mới bấm lỗ tai :
- Đeo những khuyên tai có trọng lượng nhỏ để tai chúng ta quen dần với việc đeo khuyên, sau đó tăng trọng lượng dần dần theo ý muốn của người đeo
- Trước khi vệ sinh tai, hãy vệ sinh đôi bàn tay của chúng ta bằng xà phòng thật sạch, tránh để những vết nhiễm khuẩn lại trên tai.
- Cẩn thận với những loại trang phục dễ vướng vào khuyên, khiến khuyên bị kéo đi và rách tai. Đồng thời cũng chú ý đến ga gối, ga giường,… khi ngủ, tránh việc chúng bị dính vào khuyên chúng ta trong lúc ngủ mân mê và kéo rách..
- Nên buộc tóc cao ráo đối với những bạn sở hữu bộ tóc dài, vì tóc rất dễ bị cuốn vào khuyên nếu chúng ta không cẩn thận !
- Không nên đi bơi nhiều, bởi những vi khuẩn ẩn mình dưới dòng nước hồ bơi sẽ khiến tai chúng ta rất dễ nhiễm khuẩn
- Nếu gặp tình trạng tai sưng tấy hoặc dịch mủ sau khi bấm, nhanh chóng liên hệ cho bác sĩ để khám và chẩn đoán nhanh nhất có thể.
Sau đây mời quý đọc giả & quý khách cùng tham khảo vài mẫu bông tai đang hot trend hiện nay.

Bông tai Dior sang trọng bức phá phong cách

Bông trái tim LV
Lê Đức Anh
Tiệm vàng Kim Tín 2 Cần Thơ